Author: Natsuki Nathalie Thanh
Disclaimer: Russia và những nhận vật khác được nhắc tới thuộc
về tác giả Himaruya Hidekaz, Công chúa Anastasia Nikolaevna Romanov, tiếng Nga là Анастасия
Николаевна Романова là nàng công chúa có thật của vương triều Romanov, Nga.
Summary: Nàng công chúa ấy là nàng công chúa mà tôi trân trọng
hơn bao giờ hết, nhưng cũng chính tôi là người đã đưa cô ấy rời khỏi thế giới.
Rating: T (13+ vì có chết chóc)
Pairing: Theo kiểu tôi-tớ, anh-em thôi RussiaxAnastasia
Category: TRAGEDY, ANGST, history
Status: Oneshot (Viết thần tốc trong 1 ngày)
Notes: Có nhiều yếu tố lịch sử, nhưng vẫn có những chi tiết
mà mình phải bịa. Khi xem nghe bài Yes, Anastasia của Tori Amos nếu có thể.
Hôm nay lại một ngày nữa trôi qua, tôi lại trở về nhà sau buổi
họp thế giới ở nhà Germany. Như mọi ngày khác, luôn cười, nhưng hôm nay, việc
cười lại khiến tôi có chút mệt mỏi, tôi không thể cười vào hôm nay, ít nhất là
không thể cười tươi hơn được nữa. Belarus lại bám theo tôi, nhưng tôi không muốn
bận tâm đến em ấy nữa. Quay người lại, tôi sờ đầu cô em gái nhỏ luôn miệng đòi
kết hôn với tôi:
“Belarus, em về nhà
đi, hôm nay anh muốn ở một mình.”
“Onii-chan … kết hôn
với em, chúng ta sẽ cùng về nhà anh.” Tôi cảm giác như mắt em ấy sáng rực hình
ngôi sao, tôi không hiểu nổi, em ấy là một trong số ít những người chịu đến gần
tôi, hiểu cho tôi, nhưng tại sao em ấy lại phải ứng xử như thế chứ.
“VỀ ĐI BELARUS!” Tôi
gắt và con bé giật mình. Cúi đầu ngoan ngoãn, em ấy không nói gì cả, rồi lại
dùng dao quật rất nhanh vào tôi, hiển nhiên là tôi hoàn toàn có thể tránh được.
Ngước nhìn tôi bằng đôi mắt ngấn nước, em ấy quay đầu chạy đi mất.
Tôi không muốn gắt gỏng
với Belarus như thế, nhưng hôm nay tôi không kiềm được bản thân. Tôi kéo lại
chiếc khăn choàng của mình, kiểm tra xem chai vodka còn ở yên trong túi không,
rồi lại hướng về cái nơi mà tôi muốn đến. Hôm nay là 17/7/2018 đã 100 năm trôi
qua từ ngày đó, nhưng tôi vẫn không tài nào quên được. Cái khoảng khắc khi mà
tôi nhắm thẳng đầu cô gái ấy và bắn. Cả cái khuôn mặt hoảng sợ gọi khi nằm sóng
soài trên nền tuyết hay cái khuôn mặt tươi cười khi cầm trên tay bông hoa hướng
dương và gọi “Ngài Ivan”.
Ngày 15/7/1910, tôi
đã vô tình gặp một bé gái nhỏ giữa đồng hoa hướng. Đứng từ xa, tôi đã trông thấy
một bóng dáng bé nhỏ chạy giữa đồng với chiếc váy vàng trắng rất hợp với những
bông hoa xung quanh, mái tóc vàng hung và đôi mắt xanh màu biển cả. Và bỗng, cô
bé té xuống. Tôi vội vàng chạy vào đỡ cô bé lên
“Không sao chứ?”
Cô bé nhìn tôi đầy
thắc mắc, nhưng rồi vẫn nở nụ cười tươi
“Spasibo, ser.”
(Cảm ơn, ngài)
Nụ cười của cô bé
làm tôi cảm thấy rất vui.
“Liệu tôi có được
hân hạnh biết tên em không, ledi?” Tôi hôn nhẹ lên bàn tay nhỏ nhắn của cô bé
(Ledi: Tiểu thư)
“Anastasia
Nikolaevna. Liệu tôi có thể biết quý danh ngài không? Ser?” Nhún chân theo kiểu
quý tộc, cô bé luôn cười tươi
“Rus … gọi tôi là
Ivan Braginski, printsessa.” Tôi quỳ trên một chân và cúi đầu chào tôn kính với
cô bé.
(Printsessa: Công chúa)
Tôi không biết tại
sao tôi lại làm như thế, nhưng ở cô bé có điều gì đó khiến tôi phải khiêm nhường
và tỏ rõ lễ độ. Phải, từ lúc đầu tiên thấy cô bé là tôi đã biết, cô bé chính là
Anastasia Nikolaevna Romanov, Nữ Đại Công tước, con gái út của Nga Hoàng Nikolai
II và Hoàng Hậu Alexandra.
“Tại sao ngài lại có
mặt ở đây được? Ser Ivan?” Anastasia nói, thể hiện rõ thái độ vương quyền phải
có của mình. Vì hẳn rồi, cánh đồng hoa hướng dương này đang được Nga Hoàng sử dụng
là nơi nghỉ ngơi gia đình trong 2 ngày và không một dân thường nào được vào cả.
Nhưng tôi không phải dân thường, càng không phải con người.
“Người thật sự muốn
biết à? Nếu như tôi nói rằng đấy là một bí mật thì liệu người có gọi Ngự lâm
quân đến bắt tôi không?” Tôi cười và khác với những cô bé nhỏ nhắn khác, khi
tôi cười như thế, thường các cô bé sẽ chạy khóc mất, nhưng Anastasia thì không.
“Nếu như vậy thì ta
không cần phải biết.” Cô bé nói rồi quay lưng đi, đi về phía xa kia, nơi mà ngọn
đồi hướng dương này có thể quan sát toàn cảnh St Petersburg, nơi có những cung
điện nguy nga của gia đình hoàng tộc, Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè,
Cung điện Pavlovsk, Cung điện Ekaterina, những nơi ấy thật đẹp, thật tráng lệ,
nhưng khi nhìn kỹ hơn, đâu chỉ có những vẻ đẹp. St Petersburg còn có những tiếng
than khóc của những người nông dân bị bóc lột, của những gia đình nghèo khó
không có cái ăn và còn cả những sự thối nát của quý tộc. Nga đã trở thành một
quốc gia như thế đấy.
“Người đã thấy gì?
Người đang nhìn gì? Và người muốn nhìn gì?” Tôi nói khi ngắm quang cảnh ấy, là
một quốc gia, tôi thấy hết tất cả, nhưng những việc tôi có thể làm là đều phụ
thuộc vào Nga Hoàng Nikolai II, hay boss của tôi.
“Ngươi cũng ghét những
điều này đúng không? Ta biết, otets đã làm rất nhiều việc kinh khủng, Ngày chủ
nhật đẫm máu cách đây 5 năm, ta biết, dù mat’ và sestry đã giấu ta rất kỹ. Cả vụ
giẫm đạp Khodynka nữa …” Khuôn mặt tươi như ánh mặt trời ban nãy đã không còn,
thay vào đó là khuôn mặt mang nét buồn như một người trưởng thành.
(Otets: Cha / Mat': Mẹ / Sestry: các chị)
Lúc đó, tôi đã thấy
trong Anastasia một hình ảnh, đó không phải là hình ảnh của một nàng công chúa
trong gia đình Romanov, mà đó là một cô bé nông dân, phải lo toan cho gia đình
của mình, lo sợ quý tộc sẽ ập đến và đòi tiền thuế mà gia đình đã nộp cạn.
“Vậy à, cách mạng
đang diễn ra rồi, người nghĩ như thế nào? Nếu như cách mạng thành công, rất có
thể, người sẽ phải từ biệt mọi thứ.”
Thật kỳ lạ, ngay sau
đó, Anastasia lại cười
“Nếu như cái chết của
ta có thể cứu sống nước Nga thì ta sẵn sàng.” Đó là lời nói của một cô bé 10 tuổi
hay sao? Không, thậm chí một cô bé nông dân gan dạ cũng không thể. Anastasia đã
nói lên câu nói đó với tư cách là một nàng công chúa lo lắng cho quốc gia của
mình. Anastasia lo lắng cho tôi.
“Vậy ư …” Tôi cười
chua chát
Anastasia quay lại
và tôi chẳng còn ở đó nữa. Thoắt ẩn thoắt hiện như thế cũng là một khả năng giới
hạn của quốc gia. Nhìn vẻ mặt ngây thơ của cô bé làm cho tôi cảm thấy có chút buồn.
Về hiện tại, tôi lại
đi trên con đường dẫn vào cánh rừng, tôi còn nhớ, đoạn đường khi nãy tôi đi
qua, tôi đã mất đi bản thân mình vào lúc đó.
28/7/1916, tôi quay
trở lại cánh đồng hoa hướng dương nơi tôi gặp Anastasia lần đầu. Và cô bé đã ở
đó, đã chẳng còn là một cô bé nhỏ nhắn nữa mà đã là một thiếu nữ.
Như thể đoán trước
được sự hiện diện của tôi. Anastasia quay đầu lại khi tôi vừa bước tới, trên
tay cầm bông hoa hướng dương.
“Ta đã hy vọng là
ngài sẽ tới vào năm nay. Bốn năm vừa qua ta không ngừng đến đây, hy vọng được gặp
lại ngài. Có lẽ năm sau ta không thể rời cung điện nữa nên cũng chả thể đến đây
chờ ngài.” Cô gái bé nhỏ cười như năm nào
“Biểu tình đang lan
rất rộng rồi, tại sao người lại còn đến đây?” Tôi thắc mắc, nhưng không quan
tâm đến câu hỏi của tôi, cô gái tiến đến sờ vào khuôn mặt tôi
“Không thay đổi nhỉ.
Ngài là quốc gia của chúng tôi đúng không?” Tôi không trả lời, cô gái lại cười
“Ngự lâm quân sắp đến
rồi, ta chỉ muốn tặng ngài thứ này.” Cô gái đưa ra bông hoa hướng dương cầm từ
ban đầu, rồi lại đi ngang qua tôi.
Sao tôi không nhận
ra chứ? Khi bóng xe ngựa của ngự lâm quân chở theo Anastasia trở về cung điện
khuất đi. Tôi ngay lập tức xé tung nhụy của bông hoa, và bên trong nó, là mặt
dây chuyền bằng vàng có gắn hình hoa hướng dương, nhưng thứ khiến tôi chú ý nhất,
chính là dòng chữ nhỏ được khắc. доверие – doveriye – tin tưởng.
15/3/1917, tôi không
còn theo sự chi phối của hoàng tộc Romanov nữa mà theo dân chúng, Nga Hoàng
Nikolai II thoái vị, cả gia đình ông bị giam lỏng tại Cung điện Aleksandr, rồi
chuyển đến Yaketarinburg. Tôi chưa từng đến nhìn mặt cô bé năm nào dù chỉ một lần.
Đến ngày 17/7/1918,
những người Bolshevik đã đến Yaketarinburg, tôi cũng thế. Từ bên ngoài, tôi
nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng sao lúc ấy mọi thứ lại mơ hồ đến thế, tôi tưởng
chừng như tôi không còn là tôi nữa.
Có tiếng thở của một
cô gái, tôi lần theo. Một cô gái trong bộ trang phục hoàng gia đang chạy ra khỏi
lâu đài dưới sự dẫn dắt của một tên người hầu. Nước mắt giàn giụa vì cảnh tượng
đau thương của người thân. Đưa súng lên, tôi bắn. Tên người hầu gục ngã. Cô gái
té xuống. Tôi bước đến. Đưa súng lên lần nữa. Tôi không biết tại sao lúc ấy tôi
lại như thế. Cô gái mở to mắt nhìn tôi.
“Ser Ivan”
“Ta là Russia.”
“Cái chết của ta sẽ
chấm hết cho mọi thứ chứ?”
Tôi không trả lời
“Vậy thì bắn đi.” Từ
trong đôi mắt đại dương ấy, hai hàng nước chảy xuống, cô gái nở nụ cười làm tôi
hoài niệm về lần gặp gỡ đầu tiên
“Ngài Đế quốc.”
Tôi bóp còi.
Anastasia không còn cử động. Tôi chợt nhận ra tôi đã làm gì. Ôm lấy thân thể chả
còn sức lực nào, đang dần lạnh đi, tôi ôm cô gái vào lòng. Đế quốc, phải rồi,
tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn rồi, tôi không còn là một ‘quốc gia’ nữa. Tôi là một
‘đế quốc’ nhưng, cô gái bé nhỏ này, tôi không thể bảo vệ khỏi cái sự mạnh mẽ ấy.
Mà chính tôi đã sát hại cô bé, từ đôi mắt trống rỗng này, tôi đã khóc thương thật
sự cho một lần trong đời
“ANASTASIA!!!!” Hét
gọi tên cô bé trong vô vọng dù biết rằng nàng công chúa này sẽ chẳng bao giờ mở
mắt ra được nữa. Phải, Đế quốc, sức mạnh khiến tôi trở thành một con người
khác, Russia, không đơn giản như thế nữa rồi, tôi không còn là một Russia yếu
đuối nữa, tôi là Soviet. Tôi sẽ đấu tranh, để chăm sóc và bảo vệ Russia bên
trong tôi, bảo vệ cái Russia mà Anastasia đã phải hy sinh mạng sống. Đó là những
gì tôi nghĩ khi ấy.
Tôi đưa thi thể
Anastasia vào một khu rừng. Nơi ấy luôn tươi đẹp vào mùa xuân, và có tuyết rơi
vào mùa đông, mùa hạ cây cối vẫn xanh rượp che mát, mùa thu lá vàng rơi tuyệt đẹp.
Những cảnh sắc bốn mùa sẽ luôn bao quanh cô bé. Hơn nữa, cạnh khu rừng là đồng
hoa hướng dương, loài hoa mà lẫn tôi và cô bé đều rất yêu.
Tôi đã như hóa điên
sau đó, tôi quên mất cái điều mà Anastasia đã cố nói với tôi, doveriye, tôi
không tin tưởng ai nữa, kể cả cô chị Ukraine của tôi, hay là cô em gái Belarus.
Soviet bên ngoài dần trở thành một tên điên cuồng chiếm hữu những người khác.
Tôi gần như sẽ lạc lối mất nếu như không có linh hồn Anastasia cố gắng giải
thoát cho tôi.
Đó là một đêm gió
tuyết như hồi tháng 7 năm ấy tại Yaketarinburg, nằm giữa mảnh đất đã nhuốm máu
nàng công chúa yêu kiều, sau một trận chiến tôi không còn một sức lực nào nữa.
Bị cô lập, bị vây bởi chiến tranh, Russia mạnh mẽ cũng đã trở thành Russia hoang
tàn. Ánh sáng mặt trăng từ trên cao xuyên qua những tầng mây. Và một cô gái xuất
hiện. Vẫn bộ trang phục ấy, vẫn nụ cười ấy, sao lại xa vời đến thế
“Ser Ivan, hãy tin
tưởng. Doveriye.”
Sau khoảng khắc, nước
mắt tôi không cầm lại được. Tôi nhận ra, tôi đã không tin tưởng chính bản thân
mình, lạc lối, tôi phủ nhận cái tôi nhẫn tâm đã bắn chết cô công chúa nhỏ, tự tạo
cho mình cái nhân cách Soviet nhưng thật ra tôi vẫn chỉ là Russia, chỉ là một
Russia ngu ngốc mà thôi.
“Tôi đã lại đến rồi
đây, công chúa của tôi.” Đặt bông hoa hướng dương đẹp nhất mà tôi có thể tìm thấy
trước tấm bia nhỏ mà tôi đã tự tay đục khắc cho Anastasia, tôi hồi tưởng lại tất
cả những thứ đã qua và tự hỏi. Liệu cô bé đã yên lành tại một nơi khác chưa?
Anastasia chính là nàng công chúa đầu tiên, và cũng là nàng công chúa cuối cùng
đã động được trái tim băng giá của tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét